Giáo dục Liban

Bài chi tiết: Giáo dục tại Liban

Lịch sử giáo dục Liban

Hai bộ đầu tiên quản lý giáo dục ở Liban là Bộ giáo dục và giáo dục cao học, và Bộ nghề nghiệp và đào tạo kỹ thuật, để thúc đẩy hệ thống giáo dục Liban. Năm 1946, sau khi giành độc lập (26 tháng 11 năm 1941) chính phủ đã thông báo chương trình giảng dạy cũ, từ thời bảo hộ Pháp, bằng các chương trình đào tạo mới và ngôn ngữ Ả Rập được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy chính tại mọi trường, mang tính bắt buộc đối với mọi cấp học. Chính phủ cũng cho phép mọi sinh viên quyền tự do chọn lựa ngôn ngữ thứ hai hay thứ ba (tiếng Pháp, tiếng Anh, vân vân). Sau đó vào năm 1968 và 1971, chương trình giảng dạy lại được sửa đổi một lần nữa. Mỗi bậc giáo dục được quy định với mục tiêu chi tiết và nội dung các kỳ thi cũng được tiêu chuẩn hóa. Trước chiến tranh, năm 1975, Liban có tỷ lệ biết chữ thuộc hàng cao nhất thế giới Ả Rập. Hơn 80% người dân Liban biết đọc và viết. Nhưng kể từ đó, Liban trở thành một đất nước hỗn loạn làm héo hon nhân dân, tất cả đều vì lý do nội chiến và sự can thiệp nước ngoài. Khi cuộc chiến được tuyên bố "kết thúc", người dân Liban đã bắt đầu tái thiết lại xã hội của mình, thúc đẩy giáo dục thông qua các biện pháp tự do hóa và khuyến khích.

Trường học tại Liban

Các trường học ở Liban được chia theo ba tiêu chí - trường tư, trường công và bán công. Các trường công thuộc quyền quản lý của chính phủ (Bộ Giáo dục) và miễn phí, được hỗ trợ từ tiền thuế. Bộ Giáo dục cung cấp cho các trường công mọi cuốn sách cần thiết, đối với mỗi cấp giáo dục, số học phí hầu như không đáng kể và thường là miễn phí. Các trường bán công, đa số là trường của nhà thờ như Ecoles des Saint Coeurs, hoạt động như các trường tư nhưng cũng không thu học phí giống như trường công. Các trường còn lại có thu học phí nhưng vẫn được hưởng trợ cấp của chính phủ.

Chính phủ buộc mọi trường học ở Liban đều phải theo một chương trình giảng dạy do Bộ giáo dục đưa ra. Các trường tư có thể thêm các môn học khác nhưng phải được sự đồng ý của Bộ Giáo dục. Ví dụ, các tiết học máy tính có tại hầu hết các trường học dù không thuộc trong chương trình giảng dạy chính thức. Đối với các trường học không có cơ sở vật chất dạy môn này, mọi sinh viên quan tâm đều có thể theo học các khoá máy tính tại các học viện hay các trung tâm khác có mặt ở hầu hết các vùng của Liban.

Tổng số trường công là 192 trường trung học và 1,125 trường tiểu học. Trong số trường trung học, 16 trường dành riêng cho nam sinh và 12 cho nữ sinh, 164 trường còn lại cho cả hai giới. Các trường tiểu học có tổng số 238.556 học sinh với 24.463 giáo viên. Ở tất cả các trường, học sinh được học với các giáo viên chuyên trách từng môn, không có giáo viên chung cho tất cả các môn. Mỗi lớp có khoảng 25 học sinh (một số trường công có thể lên tới 40 học sinh vì thiếu giáo viên). Các môn học chính là Toán học, Khoa học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý, tiếng Ả Rậptiếng Pháp/tiếng Anh/hay cả hai. Các cơ sở vật chất phục vụ giáo dục khác như Giáo dục thể chất, nghệ thuật, thư viện (không phải ở mọi trường), và chủ yếu tại các trường tư có thêm chuyên gia tư vấn.

Chương trình giảng dạy tại các trường Liban

Trường công, trường tư và bán công phải theo một chương trình giảng dạy đồng nhất do Bộ giáo dục đề ra đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi

  • Trung học cơ sở – Bốn năm, học sinh được cấp Bằng trung học khi hoàn thành
  • Trung học – Ba năm, học sinh qua các kỳ thi chính thức được cấp Bằng tú tài toán, khoa học thực nghiệm và triết học

Giáo dục là miễn phí đối với mọi học sinh và là bắt buộc theo luật. Tuy nhiên, "bắt buộc" không hoàn toàn được tôn trọng. Đã có các kế hoạch nhằm thay đổi vấn đề này trong tương lai gần.

Các trường cao đẳng và đại học

Sau trung học, sinh viên Liban có thể lựa chọn học tập tại một trường đại học, một trường cao đẳng, một học viện hay một "trường kỹ thuật cao cấp". Số năm học thay đổi tuỳ theo từng trường.

Liban có 15 trường đại học trong số đó Đại học Hoa Kỳ tại Beirut (AUB) và Đại học Hoa Kỳ Liban được công nhận quốc tế. AUB là trường đại học sử dụng tiếng Anh đầu tiên mở cửa tại Liban, trong khi trường đại học đầu tiên là Đại học Saint-Joseph của Pháp. 15 trường đại học, cả công và tư đều có sử dụng tiếng Ả Rập, tiếng Pháp hay tiếng Anh bởi vì đây là những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất ở Liban. Có bốn học viện Pháp, 7 học viện Anh và 1 học viện Armenia. Nói chung, các trường đều dạy tiếng Ả Rập và bởi vì đây là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất, vì thế nó cũng là ngôn ngữ căn bản trong chương trình học.

Tại các trường đại học dùng tiếng Anh, sinh viên nào đã tốt nghiệp từ một trường sử dụng chương trình dạy kiểu Mỹ vào học sẽ được cấp bằng tương đương với bằng của Bộ giáo dục cao học Liban. Bằng này chứng nhận cho họ được theo học các mức cao hơn. Các sinh viên đó cần có trình độ SAT I, SAT IITOEFL để không phải qua các kỳ thi chính thức.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liban http://www.adcidl.com/Driving-in-Lebanon.html http://lebanese-economy-forum.com/world-facts/show... http://ucblibraries.colorado.edu/govpubs/for/leban... http://www.dailystar.com.lb/News/Lebanon-News/2016... http://presidency.gov.lb/English/LebaneseSystem/Do... http://www.arabdecision.org/coun_sel_3_4.htm.htm http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2015/01/we... http://hdr.undp.org/sites/default/files/2016_human... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040830134623/n...